Hậu quả pháp lý của việc xác lập hợp đồng giả cách.

Trên thực tế xảy ra rất nhiều các vụ án tranh chấp liên quan đến việc vay vốn cho mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng; vấn đề phân tích dưới đây là người vay do ở trong tình thế khó khăn về tài chính cần phải ký hợp đồng để vay tiền, ngoài hợp đồng vay tiền ra giữa bên vay và bên cho vay còn ký thêm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà.  
Vậy khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên có được xem là hợp đồng giả cách hay không?

Tại Điều 124 BLDS quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo cụ thể như sau:
“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

Căn cứ theo quy định trên thì chúng ta có thể hiểu các trường hợp dẫn đến hợp đồng xảy ra vô hiệu như sau:
– Thứ nhất, là ngoài việc xác lập hợp đồng vay tiền, hai bên còn xác lập thêm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với mục đích dùng hợp đồng này để che giấu hợp đồng vay tiền. Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xem là hợp đồng giả cách nên vô hiệu do giả tạo. Trên thực tế, đối với giao dịch vay tiền có bảo đảm bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể nhận định rằng thực chất hai bên mong muốn thực hiện hợp đồng vay tiền nhưng thể hiện ra bên ngoài là hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Như vậy, tại thời điểm xác lập hợp đồng thì giữa ý chí và hành vi thể hiện ý chí đã có sự xung đột. Do vậy, hợp đồng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là một giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu hợp đồng vay tiền, nên khi có tranh chấp thì hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 124 BLDS.

Thứ hai, ngoài hợp đồng giả cách đã được xem là vô hiệu ra nếu hợp đồng bị che dấu (hợp đồng vay tiền) cũng được xem là vô hiệu nếu không tuân thủ về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự liên quan đến năng lực pháp luật dân sự của chủ thể, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; tuân thủ pháp luật về hình thức cũng như các qui định khác của pháp luật.

Thứ ba, là giữa bên vay và bên cho vay có ý chí xác lập hợp đồng giả cách nêu trên nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng giả cách này cũng được xem là vô hiệu.  
 
Đối chiếu vào thực tế, tại sao lại hay xảy ra các trường hợp ngoài hợp đồng vay tiền ra, các bên còn phải xác lập thêm hợp đồng giả cách này, là do người cho vay là bên có lợi khi xác lập hợp đồng giả cách này; bởi hợp đồng vay tiền thường có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị của hợp đồng giả cách (hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ).
Với phân tích trên đây, cho thấy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình các bên cần xác lập giao dịch một cách trung thực và tuân thủ quy định của pháp luật.

Select your currency
VND Vietnamese đồng